sig combibloc group logo

Câu chuyện về giấy bìa

Thật khó tưởng tưởng ra một kệ trong siêu thị không có trưng bày các hộp thức ăn và đồ uống. Hãy cùng xem xét nguyên liệu tạo ra các hộp sản phẩm này!
SIG 2023 Blogimages Material Matters 2 Desktop 1920X590

Bao bì làm từ giấy có một hành trìn lịch sử phong phú, kéo dài hàng thế kỷ. Giấy bìa có thể bắt nguồn từ đầu những năm 1800. 100 năm sau, John Van Wormer đã tạo ra hộp sữa đầu tiên dưới dạng chai giấy. Các hộp giấy Perga sau này được phát triển bởi Jagenberg Werke, đây là nguồn gốc của ngành kinh doanh hộp giấy SIG ngày nay. Cả hai dạng hộp này đều được làm bằng bìa giấy tráng paraffin để tránh rò rỉ.

Kể từ đó, hộp giấy đựng nước đã trải qua một chặng đường dài để mang lại mức độ an toàn thực phẩm cao và ổn định chất lượng trong thời hạn sử dụng mà chúng ta ngày nay coi là điều hiển nhiên. Các lớp bảo vệ được làm bằng các vật liệu khác nhau, bao gồm cả bìa cứng. Giấy bìa lỏng (LPB) chiếm 70-80% tổng trọng lượng của hộp sữa giấy. Nguyên liệu này rất quan trọng đối với độ cứng của hộp sữa giấy.

Hơn 100 năm chặng đường lịch sử

Chiếm 70-80% thành phần của hộp sữa giấy

Vật liệu tái chế có giá trị cao
Nguyên liệu

Nói một cách đơn giản, giấy bìa là loại giấy dày có định lượng trên 150mg/m2, được sản xuất ở dạng mộp lớp hoặc nhiều lớp, bìa nhẹ, cứng và dễ gấp. Những tính chất này làm cho giấy bìa trở thành nguyên liệu đóng gói phổ biến. LPB hiện đại là một loại bìa nhiều lớp được làm từ sợi nguyên chất và thường được tráng phủ để có bề mặt in tốt.

Quy trình

Khoa học làm giấy có thể bắt nguồn từ thời nhà Hán, Trung Quốc cổ đại, nơi tờ giấy đầu tiên được sàng, ép và làm khô hỗn hợp sợi cây dâu tằm. Thật lạ, quy trình cơ bản vẫn hơi giống nhau sau nhiều thế kỷ. Ngày nay, quy trình sản xuất giấy bắt đầu từ những khúc gỗ ngắn, dăm gỗ hoặc thậm chí là giấy tái chế.

Đối với LPB,  chỉ có dăm gỗ nguyên chất được xử dụng. Trong nhà máy bột giấy, dăm gỗ được nghiền thành bột thông qua quá trình nấu hóa học hoặc quá trình tinh chế cơ nhiệt trước khi được tẩy trắng tùy chọn. Các sợi sau đó được rửa sạch và tinh chế trước khi đưa vào máy cắt bìa giấy.

Trong giai đoạn tiếp theo, trên máy cắt giấy bìa, hỗn hợp nước và bột giấy được đổ lên một sàng chuyển động. Nước thoát đi qua lớp màn, để lại một lớp sợi gỗ ướt tạo thành tấm. Sau đó máy móc sẽ kết hợp một số lớp sợi gỗ để tạo thành một mạng giấy nhiều lớp, sau đó đi qua các bước mà nước được loại bỏ bằng cách ép và sấy khô lớp giấy. Tiếp theo, bề mặt của mạng giấy này được phủ một lớp đất sét. Trong quy trình quay và cuộn tiếp theo, các cuộn giấy lớn của máy được cắt thành các cuộn  LPB có kích thước nhỏ hơn.

Những cuộn LPB này sau đó được xử lý thêm để tạo ra các hộp sữa giấy. Tại SIG, chúng tôi bổ sung thêm các lớp niêm phong và rào cản bằng cách xử dụng dây chuyền ép đùn trước khi in và tạo thành các ống lót thùng giấy.

Các loại giấy bìa

Các loại giấy bìa là một loại nguyên liệu rất linh hoạt được xử dụng để đóng gói nhiều sản phẩm và có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có các đặc tính riêng. Sulphat tẩy trắng dạng rắn (SBS) có bề mặt phủ đất sét và là lựa chọn ưu tiên cho bao bì thực phẩm, đồ uống. Giấy kraft  không tẩy trắng có tráng phủ (CUK) là tiêu chuẩn trong bao bì chịu tải nặng và bìa tái chế có tráng phủ chủ yếu được xử dụng để đóng gói sản phẩm phi thực phẩm hoặc thực phẩm khô ví dụ như mì ống, bánh, v.v

Nguyên liệu đầu vào và đầu ra

Dăm gỗ, nguyên liệu thô chính được xử dụng để sản xuất bìa cho LPB, là một nguồn tài nguyên tái tạo, đặc biệt là với nền lâm nghiệp bền vững được đảm bảo bởi các tổ chức như Forest Stewardship Council™ (FSC™). Giấy bìa chứa một tỷ lệ lớn các sợi cellulose dài nên được coi là có giá trị cao trong dòng tái chế. Giấy bìa giúp giảm chi phí vận chuyển, lưu trữ nhờ trọng lượng nhẹ. Tại SIG, chúng tôi không chỉ xử dụng giấy bìa được FSC™ chứng nhận( FSC-C020428) cho LPB mà còn tích cực làm việc để tăng tỷ lệ tái chế thông qua các sáng kiến cải tiến không ngừng.

Cải tiến để tiến xa hơn

Các nhà cung cấp bìa giấy đang thúc đẩy sự đổi mới hơn nữa bằng cách tối ưu hóa LPB cho độ cứng bằng cách xử dụng các công nghệ tiên tiến như kết cấu nhiều lớp, dùng các loại sợi khác nhau và dùng cellulose vi sợi (MFC). Sự tối ưu hóa này cho phép xử dụng ít nguyên liệu thô hơn mà không ảnh hưởng đến các đặc tính kỹ thuật của LPB.

Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng ta sẽ tập trung vào một trong những nguyên liệu đóng gói được thảo luận nhiều nhất trong lịch sử, đó chính là nhựa. Hãy theo dõi ấn bản tiếp theo của chủ đề “Vấn Đề Về Nguyên Liệu” hoặc đăng ký nhận bảng tin độc quyền bán nguyệt san của chúng tôi để nhận thông tin trong hộp thư của quý vị!